ĐẮP MẶT NẠ MỖI NGÀY CÓ TỐT KHÔNG?
Đắp mặt nạ là một cách để bổ sung dưỡng chất giúp da trở nên mịn màng, săn chắc và tươi trẻ hơn giữ được nét thanh xuân lâu hơn và hiệu quả đã được trông thấy và chứng minh. Thế nhưng ngày nào cũng đắp mặt nạ tốt hay không? Có nên đắp mặt nạ hàng ngày không, thời gian đắp mặt nạ như thế nào cho hợp lý và mang lại hiệu quả tốt nhất? Để bảo vệ làn da hãy tìm hiểu thật kỹ.
Đắp Mặt Nạ Mỗi Ngày Có Thực Sự Tốt Cho Da?
Chúng ta thường hay nghĩ đắp mặt nạ càng nhiều càng tốt cho da, càng lâu sẽ càng đẹp… nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lệch. Mỗi mặt nạ tùy theo cấu tạo, loại, dạng sẽ có những công dụng và đặc tính khác nhau, phân thành nhiều loại như:
1. Mặt nạ đặc trị: Cung cấp các dưỡng chất đặc biệt để hỗ trợ điều trị các vấn đề về da: lão hóa, mụn, nám, tổn thương do kích ứng, cháy nắng,…
2. Mặt nạ dưỡng: Một số mặt nạ có thành phần cấp ẩm, giảm sự bốc hơi nước trên bề mặt da khi đang đắp mặt nạ, dành cho da khô, thiếu nước. Một số mặt nạ cung cấp dưỡng chất làm trắng, se khít lỗ chân lông cho da mềm mại, mịn màng.
3. Mặt nạ thảy độc tố, làm sạch: giúp detox làn da, lấy đi tế bào sừng hóa, bụi bẩn, ổ vi khuẩn trong lỗ chân lông, giúp da thông thoáng, hạn chế các tổn thương do môi trường bên ngoài hay do trang điểm quá thường xuyên gây ra.
Ngoài công dụng trên đắp mặt nạ còn mang đến người dùng cảm giác thư giãn, thoải mái, rất tốt trong quá trình gìn giữ nét thanh xuân.
Do có nhiều có nhiều loại da do vậy mỗi loại da và tùy mục đích sử dung sẽ tương ứng với từng loại mặt nạ khác nhau.
Vậy việc đắp nhiều hay ít phụ thuộc vào loại da và loại mặt nạ.
Thành phần của mặt nạ rất quan trọng trong việc đắp mặt nạ nhiều có tốt không. Bởi có những loại mặt nạ được đắp mỗi ngày. Đa số những loại khác thì chỉ nên đắp 1-3 lần/tuần.
Có thể đắp hàng ngày: Mặt nạ chứa các thành phần dịu nhẹ, dùng để cấp ẩm, làm mịn da.
Tuần đắp 1-3 lần: Mặt nạ chứa thành phần làm trắng, axit, detox,… nếu đắp quá nhiều lần trong tuần sẽ không tốt cho da, khiến da bạn trở nên mỏng, mất nước và dễ kích ứng. Là dạng mặt nạ đặc trị và thảy độc tố.
Lời khuyên trên dành cho tất cả các loại mặt nạ từ thiên nhiên đến công nghiệp.
Loại Da Nào Được Đắp Mặt Nạ Mỗi Ngày?
Da người Việt Nam đa phần là loại da dầu, da nhạy cảm, nếu đắp quá nhiều mặt nạ đồng nghĩa với việc cung cấp hàm lượng lớn chất dinh dưỡng điều này sẽ làm cho da phản ứng tác dụng ngược lại, gây mụn, kích ứng, tốn tiền, thời gian và lại “gây hại” cho da.
Đặc biệt da dầu, mụn không nên dùng dạng mặt nạ hạt massage, mặt nạ nhiệt hoặc mặt nạ đất sét,… Như thế những hạt massage dễ gây tổn thương vùng da mụn, dạng bám có thể dễ để lại trên da gây bít tắt lỗ chân lông làm tình trạng mụn nặng nề hơn, xấu hơn.
Nếu bạn thuộc loại da nhạy cảm, bị mụn thì hoàn toàn không nên đắp mặt nạ thường xuyên, hàng ngày. Việc đắp mặt nạ giấy mỗi ngày cũng khiến lớp dầu tự nhiên trên bề mặt da mất đi khiến da khô. Lúc này, cơ thể sẽ tự kích thích hoóc môn tăng tiết bã nhờn khiến da bị bít tắc lỗ chân khiến tình trạng mụn nặng nề hơn nổi mụn.
Đắp mặt nạ quá nhiều khi da bị mụn cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ổ vi khuẩn phát triển, khiến mụn ẩn dễ hình thành.
Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên đắp mặt nạ mỗi tuần một lần cho da mụn. Nếu dùng mặt nạ trị mụn nên nghe lời khuyên của chuyên gia da liễu.
Đối với các làn da lão hóa, mặt nạ đặc trị thường chứa thành phần glycolic acid. Đây là chất xóa nhăn hiệu quả nhưng với đặc tính điều trị khá mạnh có thể gây kích ứng, tổn thương da nếu đắp mặt nạ này thường xuyên.
Nếu da bạn thuộc loại da hỗn hợp, bạn cũng không nên đắp các loại mặt nạ bùn khoáng mỗi ngày. Và chỉ đắp theo hình chữ T để mang lại hiệu quả tốt nhất, tránh tổn thương vùng da còn lại.
Nếu là loại da thường, khỏe mạnh, việc đắp mặt nạ có thành phần dịu nhẹ mỗi ngày không gây ra tác hại gì mà thậm chí còn nuôi dưỡng làn đẹp và tươi trẻ và giữ nét thanh xuân lâu hơn.
Đắp Mặt Nạ Trong Bao Lâu Là Tốt Nhất?
Nhiều người lầm tưởng, đắp mặt càng lâu càng tốt, thậm chí còn đắp qua đêm. Nhưng thời gian bạn để mặt nạ trên da chỉ nên từ 15-30 phút là hoàn hảo nhất. Đây là khoảng thời gian vừa đủ để dưỡng chất thẩm thấu vào da và phát huy tác dụng, vừa không quá lâu để mặt nạ axit bảo vệ da bị mất đi.
Việc đắp triền miên trong nhiều giờ liên khiến độ ẩm trên bề mặt da bay hơi, da khô, dễ tổn thương.
Mỗi lần đắp bạn không nên tham lam, bôi một lớp quá dày lên mặt sẽ gây bí lỗ chân lông, da mất đi không gian để hô hấp.
Ngoài ra bạn có thể đắp mặt nạ vào thời gian nào cũng được. Thông thường, thời gian buổi tối khá tiện cho bạn để thư giãn và da cũng dễ hấp thu dưỡng chất hơn. Nhưng bạn có thể đắp mặt nạ trước khi đi ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng để bảo vệ da. Hoặc bạn biến đắp mặt nạ trở thành một bước trong quy trình chăm sóc của mình trước khi dưỡng ẩm bằng kem.
Trên đây là những thông tin bổ ích về việc đắp mặt nạ mỗi ngày. Việc quan trọng nhất là bạn xác định tình trạng da của mình và loại mặt nạ để tìm được câu trả lời phù hợp nhất. Hãy hiểu rõ làn da mình nhất đẻ có được sự ưng ý nhát, kéo dài tuổi thanh xuân.
Theo: Diamonsea