BẠN THUỘC LOẠI DA NÀO?
CÁC LOẠI DA VÀ CÁCH CHĂM SÓC THÍCH HỢP
PHẢI LÀM THẾ NÀO KHI DA XUẤT HIỆN LÃO HÓA?
PEEL DA LÀ GÌ? PEEL DA CÓ THỰC SỰ TỐT KHÔNG?
ĐẮP MẶT NẠ MỖI NGÀY CÓ TỐT KHÔNG?
1. Da Thường
“Da thường” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để chỉ một làn da cân bằng, khỏe mạnh. Thuật ngữ khoa học cho làn da khỏe mạnh là “eudermic”. Các vùng chữ T (trán, cằm và mũi) có thể là một chút ít dầu, nhưng nhìn chung độ dầu và độ ẩm cân bằng và da không nhờn hoặc khô.
Đặc điểm
– Là da khỏe mạnh, có được sự cân bằng giữa nước và dầu. Lớp sừng luôn trong tình trạng đầy đủ độ ẩm, lỗ chân lông nhỏ, không khuyết điểm, đều màu, hồng hào, mịn màng.
– Da thường được xem là loại da lý tưởng nhất.
Cách chăm sóc
– Giữa da sạch sẽ. Bổ sung độ ẩm ở mức cân bằng
– Da đang đẹp thì nên duy trì thói quen hiện tại, không nên thay đổi đột ngột.
– Các chị có thể chăm sóc cho da thêm tươi tắn bằng mặt nạ tự nhiên dành cho da thường.
2. Da Khô
“Da khô” được dùng để miêu tả loại da sản sinh ít dầu hơn da thường. Đó là kết quả của sự thiếu hụt dầu, da khô thiếu lipids mà nó cần để có thể duy trì độ ẩm và xây dựng tấm chắn bảo vệ da khỏi ảnh hưởng từ bên ngoài.
Đặc điểm
– Là da ít nước và ít dầu. Các chị thường cảm thấy làn da mình khô, ráp, hơi sần sùi, hơi rát khi rửa mặt, vào giữa ngày da có thể xuất hiện vảy nhỏ.
– Vì tuyến nhờn hoạt động kém nên da thiếu khả năng giữ ẩm tự nhiên. Dễ bị nứt nẻ (nhất là khi trời lạnh), dễ bị ảnh hưởng bởi kích thích từ bên ngoài, dễ bị viêm nhiễm và mẩn đỏ.
– Da khô ít bị nổi mụn và lỗ chân lông rất nhỏ.
– Nếu tình trạng da khô kéo dài quá lâu, có thể dẫn đến nếp nhăn, da nhanh lão hóa.
– Thời tiết hanh khô, ngồi môi trường máy lạnh quá lâu cũng khiến da dễ khô hơn.
Tùy vào mức độ khô khác nhau mà da khô được phân ra ba cấp độ khác nhau: da khô, da rất khô và da cực kì khô. Cụ thể, những chi tiết sau đây sẽ chỉ ra sự khác nhau giữa chúng.
Da khô
Da khô nhẹ có thể cảm nhận là căng, sần sùi và nhìn có vẻ xỉn màu. Độ đàn hồi của da cũng thấp.
Da rất khô
Da có thể nhạy cảm với những kích ứng, mẩn đỏ và có nguy cơ bị nhiễm trùng. Tìm hiểu thêm ở da khô.
Da cực kì khô
Các vùng da cơ thể, đặc biệt da tay, chân, khuỷu tay và đầu gối thì có xu hướng: Sần sùi, bị nứt nẻ và làm da bị tổn thương, các vết chai, vảy, ngứa thường xuyên.
Da cực kì khô thường xảy ra ở người lớn tuổi hoặc ở vùng da không được cung cấp độ ẩm.
Cách chăm sóc
– Hạn chế dùng sữa rửa mặt quá nhiều lần trong ngày.
– Dùng thêm toner (nước hoa hồng) có tính dưỡng ẩm để giúp da mềm mại.
– Dùng dầu để cấp dầu cho da (dầu dừa, dầu oliu, dầu quả bơ v.v…). Dùng thêm kem dưỡng cấp nước để da được giữ ẩm đầy đủ.
– Kết hợp sử dụng mặt nạ dành cho da khô 2-3 lần/tuần để da được bổ sung vitamin, dưỡng chất.
– Tránh nắng kĩ. Hạn chế chà xát mạnh để da không bị tổn thương.
– Uống thật nhiều nước (2,5-3 lít nước/ngày). Bổ sung vitamin A, E cho cơ thể để giúp da mềm mại từ bên trong.
3. Da Nhờn
“Da dầu” được dùng để miêu tả loại da sản sinh quá nhiều dầu. Sự sản sinh quá độ này còn được gọi là sự bài tiết bã nhờn dư thừa.
Một số các nguyên nhân gây ra sự sản sinh dầu quá mức
- Yếu tố di truyền
- Sự thay đổi hooc môn và không cân bằng hooc môn
- Dược phẩm
- Căng thẳng hay hoạt động của dạ dày quá mức.
- Mỹ phẩm có thể gây mụn (sản phẩm trang điểm gây kích ứng da).
Đặc Điểm
– Là da có nhiều dầu, mô nhờn dày, thiên về tính axit. Da sáng bóng, lỗ chân lông to, dễ nổi mụn.
– Da nhờn thường gặp ở nam nhiều hơn nữ, đặc biệt ở lứa tuổi dậy thì do hoạt động của Hormone sinh dục nam (Androgen) tăng cao.
– Khí hậu nóng ẩm, chế độ ăn uống cũng là nguyên nhân làm da trở nên nhờn hơn.
- Lỗ chân lông to, có thể nhìn thấy được.
- Bề mặt bóng loáng.
- Da dày, tái nhợt: lưu thông máu không rõ rệt.
- Da dầu có thiên hướng bị mụn trứng cá (đầu đen và đầu trắng) và rất nhiều loại mụn khác nhau.
- Với trường hợp bị mụn nhẹ, mụn trứng cá thường xuất hiện ở mặt, cổ, vai, lưng và cả ngực.
- Ở các trường hợp nghiêm trọng hơn, các nốt không nhân (vết sưng nhỏ nhưng không có đầu trắng hay đầu đen) và mụn mủ (kích thước lớn hơn với nốt trắng hay vàng ở trung tâm) xuất hiện và làn da bị sưng đỏ và viêm.
Cách chăm sóc
– Luôn vệ sinh da mặt sạch sẽ. Rửa mặt với sữa rửa mặt phù hợp 2 lần/ngày.
– Dùng thêm toner (nước hoa hồng) để cân bằng da và làm sạch sâu lỗ chân lông.
– Hạn chế trang điểm. Nếu trang điểm thì cần tẩy trang thật sạch.
– Khi ra ngoài, có thể mang theo giấy thấm dầu để ngăn ngừa bí lỗ chân lông. Ở nhà thì chỉ cần dùng khăn giấy thấm khô dầu rồi rửa với nước mát vài lần trong ngày.
– Bổ sung thêm các loại vitamin B2 và B6 cho cơ thể.
– Da nhờn vốn mịn màng, nên cần hạn chế dùng kem dưỡng ẩm. Nếu dùng thì nên dùng kem cấp nước cho da (có chứa Hyaluronic acid), không dùng sản phẩm chứa nhiều dầu.
– Tăng cường chăm sóc da với mặt nạ dành cho da nhờn 2-3 lần/tuần.
4. Da Nhạy Cảm
Đặc điểm
Da mỏng, thấy được chỉ máu, do cơ địa hoặc hậu quả dùng kem trộn.
Dễ kích ứng, mẫn đỏ, đôi lúc nổi mụn.
Cách chăm sóc
– Hạn chế tiếp xúc ánh nắng, dùng kem chống nắng, không dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc, không sử dụng kem trộn.
– Giữa da sạch sẽ. Bổ sung độ ẩm ở mức cân bằng.
– Da đang đẹp thì nên duy trì thói quen hiện tại, không nên thay đổi đột ngột.
– Các chị có thể chăm sóc cho da thêm tươi tắn bằng mặt nạ tự nhiên dành cho da nhạy cảm.
5. Da Hỗn Hợp
Da hỗn hợp là sự kết hợp giữa các loại da khác nhau, như chính tên gọi của nó.
Đặc điểm
Hầu hết chị em mình có da hỗn hợp. Da có chỗ thì khô, chỗ thì nhờn, thường là khô ở hai bên má, nhưng lại bị nhờn ở vùng trán, mũi và cằm (vùng chữ T).
- Lỗ chân lông to ở vùng này và thường bịt kín
- 2 bên má có da thường hoặc khô
- Vùng chữ T nhiều dầu (trán, mũi và cằm) và vùng má khô hơn biểu thị làn da hỗn hợp.
Cách chăm sóc
– Dùng sữa rửa mặt dành riêng cho loại da hỗn hợp 1-2 lần/ngày.
– Tăng cường giữ ẩm cho vùng da khô. Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da nhờn.
– Các chị tham khảo mặt nạ dành cho da hỗn hợp để chăm sóc cho da được cân bằng hơn.
** MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
– Bên cạnh 5 loại da trên, còn có loại Da Dầu Thiếu Nước. Lớp tế bào da sắp xếp lộn xộn, khả năng giữ nước của da yếu. Mặc dù bề mặt da thì nhờn, nhưng da lại sần sùi, thô ráp, không láng mịn. Với loại da này các chị cần giữ da sạch, cấp nước cho da, dùng thêm toner (nước hoa hồng). Da sẽ bớt nhờn và từ từ cân bằng lại.
– Trên đây là 5 loại da cơ bản để dễ phân biệt, nhưng da chúng ta ít khi giữ ổn định một trong 5 loại da cơ bản này mà thỉnh thoảng còn gặp một vài vấn đề khác của da như Da Mụn, Da Nhạy Cảm, Da Lão Hóa, Da Đốm Nâu…
Ví dụ: Có chị da vừa nhờn vừa bị mụn. Có chị da vừa khô vừa bị nhạy cảm. Có chị da vừa nhờn, vừa nhạy cảm vừa có cả đốm nâu…
– Da chúng ta thay đổi theo mùa, theo môi trường, do bên trong cơ thể… nên các chị cũng cần linh động theo dõi sự thay đổi của làn da mình để có sự điều chỉnh cách chăm sóc cho phù hợp.
XEM NGAY DÙNG THUỐC BẮC CAO CẤP HIỆU QUẢ NHƯ THẾ NÀO VỀ DA MỤN – NÁM – TÀN NHANG?
PHẢI LÀM THẾ NÀO KHI DA XUẤT HIỆN LÃO HÓA
Theo Ngọc Hà
O2SKIN